Home » Blog » Phương pháp quản lý tài chính cá nhân giúp cân bằng cuộc sống

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân giúp cân bằng cuộc sống

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn biết những phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả của Harv Eker –  tác giả của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú”. Với phương pháp quản lý tài chính cá nhân này sẽ giúp bạn quản lý tài chính của bản thân mình, của gia đình một cách hiệu quả. Để bạn vừa có cuộc sống tốt vừa không bỏ qua những cơ hội đầu tư kinh doanh trong cuộc sống. 

Phương pháp này được gọi là phương pháp sáu cái lọ của tác giả Harv Eker. Theo Harv Eker thì bạn có thể sử dụng phương pháp 6 cái lọ để quản lý tài chính của mình như sau: 

 Khi mà bạn có một nguồn thu nhập cố định hàng tháng thì bạn sẽ chia nguồn thu nhập đó vào 6 cái lọ hay là có thể gọi là 6 các cái tài khoản khác nhau. 

1. Quản lý tài chính cá nhân – Chi tiêu ngắn hạn

Cái lọ đầu tiên phục vụ cho việc tiêu dùng ngắn hạn. Tiêu dùng ngắn hạn của bạn có thể bao gồm tiền ăn uống, tiền điện, tiền nước, tiền gửi xe, những khoản tiền mà bạn có thể chi tiêu ngắn hạn trong vòng một tháng. Thường bạn sẽ dành khoảng 50 đến 55% thu nhập của bạn trong tháng cho khoản chi tiêu ngắn hạn. 

2. Quản lý tài chính cá nhân – Tiêu dùng dài hạn

Lọ thứ hai đấy là phục vụ cho tiêu dùng dài hạn. Tiêu dùng dài hạn có thể bao gồm những đồ sử dụng dài hạn hơn ví dụ như: ô tô, nhà, điện thoại, quần áo,… Bạn có thể chuyển 10% thu nhập của bạn vào cái lọ số hai này.

3. Quản lý tài chính cá nhân – Tài khoản đầu tư

Có thể hiểu đầu tư là chúng ta chỉ cần bỏ tiền mà không cần phải làm gì những vẫn sẽ có khoản thu từ đó. Ví dụ bạn có thể mua đất, mua chứng khoán, mua vàng,… rồi chờ nó tăng giá. 

Hoặc là bạn cũng có những hình thức đầu tư sinh lời khác. Với khoản đầu tư này bạn sẽ trích ra 10% thu nhập của bạn có được để đưa vào tài khoản này. 

4. Quản lý tài chính cá nhân – Tài khoản học tập. 

Tài khoản số 4 là tài khoản dành cho học tập, ví dụ như là bạn học một khóa học để nâng cao kỹ năng của bản thân, một khóa học nấu ăn, yoga,… thì bạn có thể xếp vào  tài khoản dành cho học tập. Tài khoản này cũng sẽ chiếm khoảng tầm 10% thu nhập của bạn. 

5. Quản lý tài chính cá nhân – Tài khoản giải trí

Hãy dành 10% tài chính cá nhân cho các hoạt động giải trí

Tài khoản giải trí hay có thể gọi là tài khoản ăn chơi này là dành cho các cái hoạt động đi chơi trong tháng đó của bạn hoặc trong thời điểm nào đó. Tài khoản này cũng sẽ chiếm 10 % thu nhập của bạn. 

Đa số mọi người không chú ý đến tài khoản này. Bản thân mình cũng là một người như vậy,  vì tham công tiếc việc và mình cũng tìm thấy niềm vui trong công việc rất nhiều nên ngại đi chơi, ngại đi du lịch. Nhưng đây là một điều bạn cần phải sửa. Bởi vì nếu bạn muốn duy trì một cuộc sống cân bằng và muốn tận hưởng được những niềm vui trong cuộc sống, vì cuộc sống nó không chỉ có kiếm tiền thì bạn phải tiêu hết 10 % quỹ ăn chơi một tháng ấy của bạn. Nếu chỉ mải mê kiếm tiền rồi một ngày nào đấy chúng ta sẽ cảm thấy hình như cuộc sống của chúng ta vô nghĩa. Thế nên đừng chờ là giàu có. Hay là đừng chờ kiếm được rất nhiều tiền rồi thì bạn mới tiêu tiền. Mà bạn hãy học cách tiêu tiền bằng cách đấy là trích ra 10% vào quỹ ăn chơi này và hãy tiêu hết trong tháng đấy. 

Xem thêm: Kỹ năng quản trị cảm xúc để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống

6. Quản lý tài chính cá nhân – Tài khoản cho đi

Tài khoản số 6 gọi là tài khoản cho đi. Cho đi không đồng nghĩa với việc là làm từ thiện, đó có thể chỉ là một phần thôi. Ngoài ra, cho đi gồm những việc như cho tiền những người thân xung quanh, cho bạn bè của bạn hoặc hỗ trợ, giúp đỡ một ai đấy. 

Tài khoản này cũng sẽ chiếm khoảng từ 5 – 10%. 

Nếu như mà tiêu dùng ngắn hạn của bạn chiếm là 55 % thì cái khoản tài khoản cho đi này nó sẽ chỉ còn có năm phần trăm thôi. Nhưng nếu cái tiêu dùng ngắn hạn của bạn mà nó chiếm 50 % thì cái tài khoản cho đi này của bạn nó có thể lên đến 10 %. 

Nguyên tắc đó là cứ khi nào bạn nhận được một khoản tiền thì bạn hãy ngay lập tức chia vào 6 cái lọ. Bạn có thể có một lọ số 7 nữa để dành cho các khoản bạn nhận được. Sau đó từ chiếc lọ này bạn chia ra 6 chiếc lọ kia. 

Và bạn phải chia ra theo cái tỷ lệ đấy, nó sẽ khiến cho cuộc sống của bạn được cân bằng. Bạn sẽ quản lý các cái nguồn tài chính một cách hiệu quả. 

Mình tiêu tiền trong ngân sách mà mình đã định ra và không được phép tiêu quá, bởi vì mình chỉ được phép tiêu trong số tiền ấy thôi. Và bạn cũng phải cần phải nỗ lực hơn nữa để tiêu hết khoản tiền đấy. Mình hy vọng là với cái phương pháp này thì bạn sẽ có thể quản lý tài chính của cá nhân bạn, của gia đình bạn một cách hiệu quả hơn.

Chúc các bạn sẽ có quản lý tiền bạc đúng đắn để đạt hiệu quả chi tiêu cá nhân, gia đình và đầu tư.

Thera Thuỳ Đỗ

TTSKNK Century

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top