Howard Schultz chủ tịch Starbuck từng nói:”Khi doanh nghiệp lớn lên và mở rộng, tôi mong ước giữ gìn những điều nhỏ bé vĩ đại”. Điều nhỏ bé vĩ đại mà ông đề cập đến chính là những ý tưởng lớn về giá trị, mục đích phi thương mại thay vì thương mại doanh nghiệp – brand puspose.
Brand purpose mới là yếu tố truyền động lực, truyền cảm hứng cho Founder.Thông thường khi khởi nghiệp, các Founder sẽ bắt đầu với What (Làm cái gì) -> How (Làm như thế nào) -> Why (Tại sao).

Nhưng theo Simon Sinek (tác giả cuốn Bắt đầu câu hỏi Tại sao) thì nên bắt đầu ngược lại, cần thiết bắt đầu với why trước, rồi mới đến what và how. Theo ông, khách hàng không mua hàng vì bạn cái gì mà tại sao lại bán cái đó.
Bản chất của câu hỏi tại sao là đưa ra lý do tồn tại của doanh nghiệp, giống như “điều nhỏ bé vĩ đại” mà Howard Schultz nhắc đến. Nếu như một nhà lãnh đạo không thể làm rõ lý do tại sao tổ chức của họ thì sao có thể mong đợi những nhân viên biết lý do tại sao họ phải đi làm mỗi ngày? Điều đó giải thích cho nhiều khi ở trên đỉnh cao của vinh quang, nhiều người lại thấy cuộc sống vô nghĩa như chưa từng sống, thậm chí họ lựa chọn kết thúc cuộc đời.
Rất may mắn là ngay từ khi mới bắt đầu mình đã tìm được lý do tổ chức bên mình ra đời, luôn bị thôi thúc bởi câu hỏi tại sao, được sự ủng hộ và cổ vũ từ Co founder, các cộng sự, nhân viên và ngay cả khách hàng.
Nhiều khi đã phải từ chối các cơ hội tiền bạc lợi ích không hề nhỏ chỉ vì giữ vững brand purpose của doanh nghiệp. Có những người mong muốn khao khát được hợp tác, nhưng buộc phải từ chối vì không cùng giá trị cốt lõi.
Nhiều người xung quanh cũng bảo mình dại, như thế làm sao phát triển nhanh, làm sao thành công được? Nhưng theo mình thành công không chỉ là về tiền bạc. Thành công lớn nhất được đo bằng những giá trị đóng góp cho khách hàng, nhân viên, cộng đồng và rộng hơn là Quốc Gia. Nên là ai khuyên gì m cũng sẵn sàng lắng nghe và cảm ơn nhưng mà xin được vẫn “cố chấp” với sứ mệnh đã định của tổ chức nhé!
