Home » Blog » 4 tư duy bán hàng thành công mà ai cũng cần biết

4 tư duy bán hàng thành công mà ai cũng cần biết

Để trở thành một người bán hàng thành công thì đầu tiên bạn cần phải có tư duy bán hàng thành công. Vậy thì người bán hàng thành công sẽ có tư duy như thế nào?

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn biết 4 đặc điểm tư duy của một người bán hàng thành công.

Khi bắt đầu kinh doanh, dù là offline hay online đa số mọi người thường nghĩ rằng là chúng ta sẽ phải học về marketing, học về quản trị nhưng lại không cần học về bán hàng.

Vì các bạn thường nghĩ bán hàng là năng khiếu, là duyên chứ học làm sao được! Tuy nhiên, tất cả những gì liên quan đế bán hàng thành công đều sẽ có những kỹ năng mà bạn có thể học được. 

Trước khi bạn có thể vận dụng tốt những kỹ năng đấy thì đầu tiên bạn cần có chính là tư duy của một người bán hàng thành công. Vậy thì cái tư duy của một người bán thành công quan trọng như thế nào? Bạn phải có một tư duy đúng đắn thì những việc bạn làm sau này mới có hiệu quả.  Nếu bạn không có tư duy của một người bán hàng thành công rồi thì dù bạn có sản phẩm tốt đến mấy, bạn có tiềm năng đến mấy, bạn có lợi thế về marketing đến mấy nhưng cuối cùng bạn cũng sẽ không bán được hàng.

Có 4 đặc điểm trong lối tư duy của một người bán hàng thành công mà bạn sẽ cần phải biết.

1. Tư duy bán hàng 1: Hãy kết thân với khách hàng tại mọi giai đoạn

Xây dựng một mối quan hệ thân tình với khách hàng là điều đầu tiên. Bởi vì khách hàng họ chỉ mua hàng từ những người mà họ tin cậy,  từ những người mà họ yêu quý. Và để cho họ tin tưởng và yêu quý thì cần phải có điểm chạm với bạn. Họ cần tiếp xúc với bạn. Họ cần cảm nhận được rằng những giá trị mà bạn có thể mang lại cho họ là gì. Vì thế mà để có thể bán được hàng thì bạn phải xây dựng một mối quan hệ tin cậy, một mối quan hệ thân tình đối với khách hàng mục tiêu của bạn. 

Mối quan hệ thân tình không chỉ xây dựng khi mà người ta đã mua hàng mà  cần được xây dựng tại bất kỳ điểm chạm nào đối với khách hàng. Kể cả khi bạn gặp tiếp xúc với khách hàng mục tiêu mà họ chưa mua hàng.

Có rất nhiều kỹ năng giúp xây dựng một mối quan hệ thân tình với khách hàng. Ví dụ như bạn nhớ được tên khách hàng. Bạn hiểu được sở thích của khách hàng. Hoặc bạn có thể cá nhân hóa cái quá trình bán hàng của bạn.

2. Không bao giờ tranh luận về khách hàng

Tư duy bán hàng thành công đó là không bao giờ trang luận với khách hàng
Tư duy bán hàng thành công đó là không bao giờ trang luận với khách hàng

Tất cả chúng ta đều có một cái tôi, nhưng thông thường nếu mà bạn muốn bán hàng thành công thì bạn sẽ phải hạ thấp cái tôi của mình xuống.

Bạn phải tập trung vào giúp đỡ khách hàng, tập trung vào trao giá trị và tôn trọng bất kỳ ý kiến của khách hàng đưa ra. Đôi khi khách hàng có thể đưa ra những ý kiến không đồng tình với bạn hoặc là không đồng tình với một cách thức, đặc điểm nào đấy trong hoạt động kinh doanh của bạn.

Và chúng ta thường có xu hướng phản bác, tranh luận. Nhưng điều này có thể khiến bạn mất khách hàng. Bởi vì góp ý của khách hàng là góp ý từ một người mua. Những góp ý ấy vô cùng hữu ích và giá trị đối với bạn. Vì thế bạn nên coi trọng và không bao giờ nên phản bác.

Tất cả những tranh luận của bạn đều có thể khiến khách hàng rời bỏ bạn và bạn cũng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ thân tình với khách hàng. Nên dù bạn có quan điểm, suy nghĩ như thế nào chăng nữa, đừng bao giờ tranh luận với khách hàng. Hãy tiếp thu tất cả ý kiến của khách hàng.

Hãy lắng nghe, hãy thử xem xét dưới góc độ của họ xem điều đấy có hợp lý không. Chắc chắn rằng khi bạn đặt mình vào vị thế của khách hàng thì bạn sẽ có rất nhiều ý tưởng cho hoạt động kinh doanh, cho hoạt động bán hàng của mình.

3. Tư duy bán hàng 3: Tập trung mọi nguồn lực vào điều khách hàng muốn 

Ngành mình đang làm là thực phẩm chức năng, là ngành về chăm sóc sức khỏe thì cái điều mà khách hàng mong muốn nhất đó chính là sức khỏe. Họ mong muốn khi họ sử dụng các sản phẩm bên mình thì sức khỏe của họ và con họ sẽ được cải thiện. Điều đấy là điều mà họ mong muốn nhất và để cho sức khỏe của họ sức khỏe được cải thiện thì một sản phẩm tốt thôi có thể chưa đủ. Bởi vì các sản phẩm thực phẩm chức năng ấy sẽ chỉ hỗ trợ một phần nào đấy thôi, nó cần phải kết hợp với những cái kiến thức. Hoặc cần kết hợp với sự điều trị nhất định của bác sĩ, của đội ngũ y tế thì mới đạt được hiệu quả.

Và vì thế, thay các bên khác sẽ tập trung rất nhiều nguồn lực của họ, làm thế nào phân phối sản phẩm, làm thế nào bán được nhiều hàng nhất có thể. Họ tập trung đầu tư rất nhiều cho hệ thống phân phối, để được chiết khấu, nào để mở rộng cộng tác viên, mở rộng đại lý bán hàng.

Nhưng bên mình thì không chỉ tập trung vào điều đấy mà bên mình dồn đại đa số các nguồn lực của bên mình dồn vào cái việc là trao đi kiến thức cho khách hàng. Bởi vì chỉ khi khách hàng có kiến thức về chăm sóc sức khỏe của bản thân, chăm sóc sức khỏe của con thì họ sử dụng thêm các sản phẩm của bên mình hì nó mới đạt được hiệu quả tối ưu. Và từ đó họ mới đạt được kết quả mình mong muốn về mặt sức khỏe. 

Ngoài ra nữa thì bên mình thì khi phân phối các sản phẩm thì các bạn sẽ được đào tạo rất nhiều về mặt chuyên môn, đào tạo chuyên môn đấy từ các bác sĩ, từ các dược sĩ. Những khóa học chuyên môn ấy sẽ giúp cho những người bán hàng áp dụng và nuôi dạy chính con cái của họ mạnh khỏe, thành công. Từ đó mang những kiến thức đó đi giúp đỡ những khách hàng khác.

Như vậy thì nguồn lực mà bên mình tập trung đó chính là những kiến thức, sự cho đi, sự tận tụy đối với từng khách hàng, từng khách hàng một và làm thế nào để có thể tận tâm nhất với họ chứ không phải việc đấy là bán cho họ xong một sản phẩm là xong. Kể cả sản phẩm có tốt đến mấy mà không biết kiến thức thì việc cải thiện sức khỏe nó cũng sẽ không đáng là bao.

4. Hãy yêu thương khách hàng như người thân của bạn. 

Hãy coi khách hàng như gia đình của bạn. Bởi vì đối tượng ban đầu bên mình hướng tới là những bà mẹ có con nhỏ, là những em bé nhỏ. Vì thế phương châm bên mình đưa ra đó chính là hãy coi con của khách hàng như con mình. 

Nếu là người thân của các bạn, các bạn sẽ đối xử với họ như thế nào? Các bạn sẽ tư vấn như thế nào với họ? Các bạn sẽ tận tâm thế nào với họ thì đối với khách hàng, các bạn hãy làm đúng như thế!

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng. Đó chính là nguyên tắc đặt khách hàng đặt khách hàng lên đầu tiên. Đấy chính là nguyên tắc bán hàng bằng trái tim. Bạn trao nhiều giá trị nhất cho khách hàng thay vì chỉ tập trung vào việc làm thế thế nào để có thể lấy tiền từ túi khách hàng.

Đừng bao giờ nghĩ điều đấy. Mục tiêu tài chính chỉ xuất phát ban đầu thôi. Còn khi mà bạn đã tiếp xúc với khách hàng rồi thì hãy đặt cái lợi ích của khách hàng lên trước. Hãy cố gắng phụng sự khách hàng. Hãy coi họ giống như người thân và bạn sẽ thấy phép màu xảy ra. Khi bạn coi khách hàng như người thân, họ sẽ cảm nhận được cái luồng năng lượng từ bạn. Nó sẽ khiến cho họ yêu quý bạn, tin tưởng bạn và họ sẽ sẵn sàng mua hàng từ bạn và bạn cũng thấy vô cùng hạnh phúc, sung sướng khi mà bạn có thể được bán hàng cho họ. 

Chỉ cần áp dụng 4 lối tư duy trên thì việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi. Bạn sẽ trở thành một người bán hàng thành công. Bạn sẽ được xem là người có duyên bán hàng mà nó không phải từ năng khiếu, không phải từ sự hoạt ngôn mà nó phải là từ bên trong, từ tư duy của bạn. Bạn luôn luôn nghĩ đến khách hàng đầu tiên, đặt quyền lợi của khách hàng lên trên rồi thì bạn sẽ có một sức hút. Bạn sẽ có những cái trường năng lượng mà hút những điều tốt đẹp. Hút những người khách hàng về với bạn và để cho bạn có cơ hội để phục vụ họ và trao giá trị cho họ.

Xem thêm: CHIẾN LƯỢC XIN LỜI GIỚI THIỆU-TĂNG DOANH SỐ KHÔNG TỐN KÉM 

TTSKNK Century

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top